Xây dựng hệ thống CSDL KH&CN cho địa phương: Còn nhiều thách thức

Hệ thống cơ sở dữ liệu về KH&CN tại địa phương sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các cá nhân, tổ chức, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư trong việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ công nghệ trong thực tiễn đời sống.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực tiểu thủ công nghiệp đối mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, việc xây dựng CSDL về KH&CN là điều cần thiết hiện nay.

Nhu cầu bức thiết về CSDL KH&CN tại các địa phương

Các hệ thống CSDL của địa phương dựa trên hạ tẩng thông tin cũng sẽ góp phần đổi mới cơ bản cơ chế quản lý theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, đặc thù của hoạt động KH&CN và hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, các nguồn CSDL cũng là thư viện chung để phổ cập và ứng dụng CNTT trong các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp; ứng dụng CNTT trong nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động điều tra thăm dò, khảo sát và theo dõi biến động môi trường, trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội; phát triển hệ thống thông tin KH&CN khai thác có hiệu quả nguồn thông tin trong và ngoài nước.

Đối với các địa phương, xây dựng và phát triển ngân hàng dữ liệu của tỉnh về KH&CN là phương án phù hợp để đẩy mạnh việc phổ biến thông tin tới người sử dụng, chú trọng thông tin phục vụ cho doanh nghiệp, phát triển nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tiềm lực KH&CN trong quá trình phát triển. Cần phải quảng bá, giới thiệu hệ thống CSDL đến với mọi tầng lớp nhân dân, những nhà quản lý, nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu, phát triển KH&CN để đồng bộ giữa địa phương với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Điều đặc biệt CSDL tiềm lực KH&CN giúp cho mọi người đều có thể tiếp cận ở mọi lĩnh vực, với những thông tin thuộc lĩnh vực KH&CN trong tỉnh, trong nước và trên toàn thế giới. Với hệ thống chức năng đa dạng, CSDL tiềm lực KH&CN còn giữ vai trò trong nhiệm vụ thống kê KH&CN một cách đắc lực cho quá trình xây dựng chiến lược KH&CN của tỉnh, góp phần cung cấp CSDL cho ngành KH&CN ở cấp độ địa phương (vi mô).

Vì vậy, xem xét vấn đề xây dựng, cập nhật hệ thống CSDL tiềm lực KH&CN là nội dung cần ưu tiên của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình lao động, làm việc.

Khai thác hiệu quả hệ thống CSDL tiềm lực KH&CN

Hệ thống tích hợp dữ liệu được xây dựng với hệ thống phần mềm mở, có khả năng tích hợp tất cả các loại dữ liệu từ nhiều nguồn với các cấp độ khác nhau trong toàn tỉnh một cách chủ động, độc lập không phụ thuộc vào các phần mềm khác.

Hệ thống phần mềm được xây dựng và chạy trong môi trường mạng Internet, các hệ thống chức năng đa dạng, dễ sử dụng, xử lý dữ liệu nhanh không những phục vụ đắc lực cho đội ngũ khoa học công nghệ trong việc tham khảo nghiên cứu, ứng dụng mà còn giúp cho các nhà quản lý nắm bắt tình hình hoạt động khoa học trong tỉnh, giúp cho các nhà chuyên môn khai thác những vấn đề liên quan đến khả năng ứng dụng, phát triển kinh tế – xã hội.

Để hệ thống CSDL tiềm lực KH&CN địa phương ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu khai thác của các nhà khoa học, cán bộ, công nhân viên chức, các nhà quản lý cũng như người dân thì đòi hỏi cần có những chính sách, cơ chế nghiêm túc về thống kê KH&CN hàng năm theo quy định của sở KH&CN, bộ KH&CN.

Sự bổ sung, đóng góp thông tin về tiềm lực KH&CN của mọi người có thể là trực tiếp thông qua hệ thống hoặc gián tiếp qua những người quản trị làm cho hệ thống CSDL thực sự là một kho thông tin đầy đủ, có nội dung phong phú, đa dạng có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh nhà.

Ví dụ như tỉnh Quảng Bình, khi triển khai xdựng hệ thống cơ sở dữ liệu tiềm lực KH&CN phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh, đã đánh giá bức tranh toàn cảnh về hiện trạng nguồn nhân lực, vật lực, tiềm lực khá đầy đủ và đáng tin cậy.

Theo đó những tiêu chí liên quan đã được cụ thể hóa như: Các đề tài, các dự án, sáng kiến sáng chế, cải tiến kỹ thuật, khả năng ứng dụng và phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN ở từng Sở, ban, ngành; cơ sở vật chất hạ tầng, phương tiện phục vụ cho công tác nghiên cứu, triển khai; CNTT, thư viện điện tử, tài liệu quy phạm pháp luật thuộc ngành KH&CN.

Thực tế, hệ thống tích hợp dữ liệu được xây dựng với hệ thống phần mềm mở, có khả năng tích hợp tất cả các loại dữ liệu từ nhiều nguồn với các cấp độ khác nhau (cấp tỉnh, huyện, cơ sở) trong toàn tỉnh một cách chủ động, độc lập không phụ thuộc vào các phần mềm khác.

Thông qua hệ thống phần mềm quản lý nguồn lực KH&CN có thể cập nhật từ xa trực tuyến, khai thác thuận tiện thông qua mạng Internet với hệ thống chức năng đa dạng, dễ sử dụng, không những phục vụ đắc lực cho đội ngũ khoa học công nghệ trong việc tham khảo nghiên cứu, ứng dụng mà còn giúp cho các nhà quản lý nắm bắt tình hình hoạt động khoa học trong tỉnh, giúp cho các nhà chuyên môn khai thác những vấn đề liên quan đến khả năng ứng dụng phát triển KT-XH.

Nhiều thách thức để xây dựng và vận hành hệ thống CSDL KH&CN tại địa phương

Trước hết phải hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về KH&CN từ tỉnh đến cơ sở, nhằm thực hiện nghiêm túc những yêu cầu trong nội dung thống kê KH&CN hàng năm theo quy định của bộ KH&CN. Sở KH&CN là ngành chủ quản, Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN là đơn vị chủ trì trực tiếp tập hợp, xây dựng và cung cấp CSDL về tiềm lực KH&CN.

Hệ thống phần mềm và CSDL tiềm lực KH&CN hoạt động trong môi trường mạng internet, có dung lượng lớn (hiện tại gần 100GB) nên khi đưa vào sử dụng đòi hỏi cần phải có hệ thống cơ sở vật chất như: Máy chủ, tên miền, đường truyền internet cáp quang dung lượng lớn. Do đó, đề tài muốn đưa vào ứng dụng thực tế có hiệu quả nhất thì cần phải có sự quan tâm, đầu tư đúng mức, hợp lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *