Hiện tại, IoT đã được ứng dụng khá phổ biến tại các nền kinh tế phát triển. Tại đây, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực công nghiệp, y tế, bán lẻ đữ ứng dụng IoT để làm tăng lợi nhuận kinh doanh cũng như cải thiện hiệu quả và năng suất hoạt động của các dây truyền sản xuất công nghiệp quy mô lớn.
Aruba cũng cho biết trong khi có tới 97% trong tổng số 1.150 người được hỏi tại Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc có hiểu biết cơ bản về IoT thì vẫn còn nhiều người tại các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển trong khu vực thậm chí chưa hề biết đến khái niệm này cũng như những giá trị mà IoT có thể mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp và con người.
Một lần nữa Aruba khẳng định IoT là một xu hướng quan trọng, nó đem lại những thiết bị thông minh và có ảnh hướng tới mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên nó cũng mang theo những rủi ro mới về bảo mật, an ninh, quyền riêng tư…
Ngoài việc giới thiệu những lợi ích mà IoT có thể mang lại cho các tổ chức, doanh nghiệp tại APAC, Aruba còn phân tích những rào cản có thể làm trì hoãn tương lai của IoT tại khu vực này. Theo đó, An ninh và bảo mật dữ liệu; Nhu cầu khách hàng; Tiêu chuẩn chung; Thị trường phân mảnh được nhận định là những trở ngại đáng chú ý có thể làm chậm lại tốc độ ứng dụng IoT tại các tổ chức và doanh nghiệp trong khu vực.
Trong đó, việc thiếu các tiêu chuẩn, đặc biệt là trường hợp sử dụng nhiều giao thức kết nối như hiện nay, là một cản trở cho IoT phát triển. Nhiều giao thức kết nối đặc biệt đang nổi lên với mức tiêu thụ năng lượng thấp như LTE Cat.0, 802.11ah, Sigfox hay OnRamp. Công nghệ bộ xử lý hiện cũng chưa thực sự hào hứng với thị trường IoT khi chuẩn giao thức không thực sự rõ ràng.
Aruba cho biết, viễn cảnh thị trường IoT khá sáng sủa, tuy nhiên đây chỉ là dự kiến, mảng kinh doanh thiết bị IoT phụ thuộc khá nhiều vào người dùng và công nghệ – điều mà các nhà sản xuất hiện vẫn đang nỗ lực tạo nên những trải nghiệm tốt nhất.