Vai trò của Database bao gồm các loại thông tin, những thông tin này vô cùng quan trọng đối với mọi quy trình hoạt động của 1 tổ chức. Tuy nhiên những thông tin này vẫn còn ở dạng thô và chưa có cấu trúc rõ ràng. Vậy nên, để sắp xếp những thông tin này, bạn cần phải có Database. Vậy Database là gì? Bài viết này sẽ định nghĩa cho bạn về Database, cũng như cách phân loại, vai trò, ưu điểm và khuyết điểm của Database trong doanh nghiệp
Vai trò của Database là gì?
Database có nhiệm vụ hỗ trợ việc lưu trữ điện tử và điều hướng các loại dữ liệu, giúp việc truy cập, quản lý và cập nhật dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ: Đối với nền tảng Zalo, Zalo sẽ sử dụng database để lưu trữ dữ liệu của người dùng, số điện thoại, tin nhắn, những người đã kết nối với bạn trên điện thoại..Facebook cũng sử dụng Database để lưu trữ, quản lý và hiển thị các dữ liệu liên quan đến người dùng, bạn bè, hoạt động, tin nhắn, các chiến dịch quảng cáo và còn hơn thế nữa.
Cách phân loại các loại Database thông dụng
Phân loại Database theo mục đích sử dụng
Vai trò của Database Relational Database / Cơ sở dữ liệu quan hệ
Loại Database này được định nghĩa là các mối quan hệ của các cơ sở dữ liệu dưới hình thức bảng biểu. Hay còn gọi là RDBMS (Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ) – đây là loại database quan hệ phổ biến nhất hiện nay.
Các ví dụ cho RDBMS là: MySQL, Oracle, Microsoft SQL Server database.
Object-oriented databases / Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng
Loại database máy tính này hỗ trợ việc lưu trữ tất cả các loại dữ liệu. Các dữ liệu ở đây sẽ được lưu trữ dưới dạng các đối tượng, và các đối tượng này sẽ được chia theo các thuộc tính, và thứ tự để thuận tiện cho việc sử dụng.
Ví dụ cho Object-oriented database là PostgreSQL.
Distributed Database / Cơ sở dữ liệu phân tán
Cơ sở dữ liệu phân tán là loại Database bao gồm các database chung và các thông tin được thu thập bởi các máy tính cục bộ. Với loại Database này, dữ liệu không còn chỉ ở một chỗ mà được phân tán ra ở nhiều khu vực khác nhau.
Hierarchical / Cơ sở dữ liệu phân cấp
Loại DBMS sử dụng các sơ đồ phả hệ hay sơ đồ cây để lưu trữ các dữ liệu. Phần đăng ký của Window XP cũng là một ví dụ cho cơ sở dữ liệu phân cấp
Vai trò và tầm quan trọng của Database đối với doanh nghiệp 4.0
Vai trò của Database các công ty đang ngày càng chi nhiều tiền và thời gian vào việc lên các chiến dịch Marketing sáng tạo, để có thể thu hút thêm khách hàng mới. Nhưng tất cả nỗ lực này đều vô dụng nếu như doanh nghiệp không có một hệ thống database tốt.
Hệ thống database giúp chủ doanh nghiệp biết được khách hàng nào đang là mục tiêu của bạn. Việc phân khúc khách hàng chính là một trong những ưu điểm lớn nhất của database, cho phép bạn có thể đưa ra các hoạt động Marketing trực tiếp đến nhóm khách hàng tiềm năng
Có thể lưu trữ khối lượng lớn thông tin
Đây là những tính năng vô cùng thiết yếu đối với các công ty lớn, có nhiều khách hàng. Với khối lượng lớn các thông tin được cập nhật liên tục thì các doanh nghiệp cần Database để lưu trữ và sắp xếp các thông tin này một cách nhanh chóng nhất và chính xác nhất.
Chia sẻ thông tin
Database cho phép người dùng có thể chia sẻ các thông tin chung. Vậy nên không chỉ đối với các doanh nghiệp nhỏ, có nhiều chi nhánh, mà cả các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia vẫn có thể chia sẻ các dữ cùng một lúc ở nhiều địa điểm khác nhau.
Nhanh chóng truy cập vào các thông tin
Với việc các dữ liệu thông tin được lưu trữ và sắp xếp và quản lý một cách hiệu quả và có cấu trúc, thì việc tìm kiếm và sử dụng các dữ liệu sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân lực.
Sự giống nhau giữa CRM và Database
Vai trò của Database là thành phần vô cùng thiết yếu đối với việc lên các chiến lược CRM trong công ty. Một chiến lược CRM bao gồm việc thu thập và lưu trữ các thông tin của khách hàng, giúp doanh nghiệp có thể quản lý mối quan hệ của họ với khách hàng hiệu quả hơn nhờ vào các dữ liệu này.
Với việc phân khúc các thông tin, bạn sẽ có thể tối ưu các khía cạnh quan trọng của việc truyền thông Marketing như:
- Tạo ra các chiến dịch quảng cáo mang tính cá nhân hóa hơn
- Hỗ trợ hiệu quả cho từng khách hàng
- Ghi nhận chi tiết các tài liệu nhận và gửi từ công ty đến khách hàng và ngược lại
Nhờ vậy, các quy trình hoạt động và bán hàng của doanh nghiệp sẽ diễn ra hoàn toàn tự động.