Cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đã tổng hợp, đánh giá được đầy đủ hiện trạng nguồn nhân lực, vật lực, tiềm lực KH&CN tại địa phương.
Cơ sở dữ liệu (database) được hiểu theo cách định nghĩa kiểu kỹ thuật thì nó là một tập hợp thông tin có cấu trúc. Dữ liệu thông tin này được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Ưu điểm lớn nhất mà cơ sở dữ liệu (CSDL) mang lại đó chính là giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất, do đó đảm bảo thông tin có tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu (database) được hiểu theo cách định nghĩa kiểu kỹ thuật thì nó là một tập hợp thông tin có cấu trúc. Dữ liệu thông tin này được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Ưu điểm lớn nhất mà cơ sở dữ liệu (CSDL) mang lại đó chính là giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất, do đó đảm bảo thông tin có tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.
Bên cạnh đó, dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau và nhiều người có thể sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu. Với cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ (CSDL KH&CN), hiện tại ở Việt Nam nguồn CSDL KH&CN lớn nhất lưu trữ tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, nguồn CSDL này được xây dựng và cập nhật từ năm 1987, bao gồm: CSDL tài liệu KH&CN Việt Nam (trên 170.000 bản ghi), CSDL nhiệm vụ KH&CN Việt Nam (trên 20.000 bản ghi), CSDL SCITEC (trên 340.000 bài báo KH&CN), CSDL VNDOC (trên 22.000 bản ghi các kỷ yếu, tài liệu hội thảo…).
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, qua số liệu điều tra tại các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh có thể nhận xét một số vấn đề sau: Việc quản lý, cập nhật, lưu trữ, tra cứu tài liệu điện tử là một công việc khá khó khăn ở hầu hết các đơn vị; việc lưu trữ, gửi báo cáo tổng hợp các thông tin về hoạt động, tổ chức của các đơn vị đều qua bản giấy, không có bộ CLDL số về KH&CN.
Để thuận tiện cho việc tra cứu, truy xuất thông tin và có một hệ thống CLDL KH&CN tiềm lực, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình hoạt động, phát triển KH&CN của tỉnh, làm nền tảng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác, đào tạo, phát triển và chuyển giao công nghệ của các tổ chức, cá nhân. Ngay từ năm 2018, Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học Vĩnh Phúc đã xây dựng đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”.
Để xây dựng CSDL khoa học và công nghệ bảo đảm cập nhật đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất về tiềm lực khoa học công nghệ (nhân lực, vật lực, tin lực…), trong quá trình triển khai cần phải thực hiện đầy đủ những khía cạnh sau: Thu thập, xử lý thông tin; phân tích, tổng hợp thông tin; cập nhật thông tin.
Do đó, nhóm nghiên cứu phát triển đề tài của Trung tâm đã tiến hành thống kê, thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin về tổ chức, cán bộ tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, phiếu thu thập thông tin về các nhiệm vụ KH&CN một cách chính xác, đầy đủ theo các Thông tư hướng dẫn về công tác thống kê của Bộ KH&CN phục vụ quá trình xây dựng và triển khai đề tài.
Hệ thống CLDL KH&CN Vĩnh Phúc gồm các thông tin về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất (vật lực), tài lực, tin lực, bao gồm: Thông tin về các nhiệm vụ KH&CN thực hiện được thể hiện đầy đủ qua phiếu thụ thập thông tin bao gồm 18 mục tương ứng từ (1) đến (18) trường thông tin như tên nhiệm vụ, cấp quản lý nhiệm vụ, mã số nhiệm vụ, tên tổ chức chủ trì, cơ quan chủ quản, chủ nhiệm nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, tóm tắt nội dung nghiên cứu…
Thông tin về các cán bộ thực hiện nhiệm vụ KH&CN thể hiện qua bảng thống kê về tiêu chí cán bộ nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh, bao gồm 07 mục tương ứng từ (1) đến (7) trường thông tin như họ tên, học hàm học vị, chức danh thực hiện đề tài, chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu…;Thông tin về các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh (24 tổ chức KH&CN hoạt động, là các Trung tâm của các sở, ban, ngành; các viện hoặc chi nhánh các viện).
Như vậy, có thể nói đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” đã tổng hợp đánh giá được đầy đủ hiện trạng nguồn nhân lực, vật lực, tiềm lực KH&CN. Xây dựng được hệ thống CSDL KH&CN Vĩnh Phúc với các tiêu chí liên quan như: Thông tin về các nhiệm vụ, cán bộ thực hiện nhiệm vụ; thông tin về các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh.
Việc xây dựng CSDL KH&CN có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thống kê KH&CN, phục vụ đắc lực cho quá trình xây dựng chiến lược KH&CN của tỉnh, góp phần cung cấp CSDL cho ngành KH&CN ở cấp độ địa phương. Tích hợp dữ liệu lên CSDL KH&CN Quốc gia phục vụ cho việc tra cứu thông tin, tài liệu.
Thông qua hệ thống phần mềm CSDL KH&CN Việt Nam, người dùng có thể cập nhật từ xa trực tuyến, khai thác thuận tiện thông qua mạng Internet với hệ thống chức năng đa dạng, dễ sử dụng, không những phục vụ đắc lực cho đội ngũ khoa học công nghệ trong việc tham khảo nghiên cứu, ứng dụng mà còn giúp cho các nhà quản lý nắm bắt tình hình hoạt động khoa học trong tỉnh, giúp cho các nhà chuyên môn khai thác những vấn đề liên quan đến khả năng ứng dụng phát triển KT-XH.